Bài 7+8+9

đa thức một biến

cộng – trừ đa thức một biến

nghiệm của đa thức một biến

–o0o–

ĐA THỨC MỘT BIẾN
đa thức một biến là tổng các đơn thức của cùng một biến.

cộng – trừ đa thức một biến :

quy tắc :
cách 1 :
thực hiện theo cộng – trừ đa thức.
cách 2 :
  • sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giãm của biến.
  • đặt phép toán theo cột (các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).
NGHIỆM CủA ĐA THỨC MỘT BIẾN :
Định nghĩa :
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức đó.
=================================
BÀI TẬP SGK :

================================

BÀI TẬP RÈN LUYỆN  :

Bài 1:   Cho 2 đa thức
A( x ) =   – x3  +  2x  + 8  + 2x2 –  4x – x2
B (x ) =   – 3x  + 5  + 2x3  + x2  + 4 –  5x3
  1.  Thu gọn mỗi đa thức trên rồi sắp xếp các hạng tử của chúng theo lũy thừa giảm dần của biến
  2.  Tính  A(x) + B (x) và  A(x) – B (x)
  3.  Chứng tỏ x = 2 là nghiệm của A(x) nhưng không là nghiệm của B(x)
Bài 2: Cho 2 đa thức :
f(x) = 9 – x5 + 4x – 2x3 + x2 – 7x4
g(x) = x5 – 9 + 2x2 + 7x4 + 2x3 – 3x
a/ Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
b/ Tính H(x) = f(x) + g(x); T(x) = f(x) – g(x).
c/ Tìm nghiệm của đa thức H(x).