Bài 13+14

ƯỚC và BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ

–o0o–

1. Định nghĩa :

Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
Kí hiệu :
B(a) : tập hợp các bội của a.
Ư(a) : tập hợp các ước của a.
Cách tìm ước và bội :
Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lược cho 0, 1, 2, 3, …
Ví dụ :
B(5) = {5.0, 5.1, 4.2, 5.3, …} = {0, 5, 10, 15, …}
Ta có thể tìm các ước của một số a (a > 1) bằng cách lần lược chia số a cho số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Ví dụ :
Ư(8) = {8, 4, 2, 1}
Ư(11) = {11, 1}

2. SỐ NGUYÊN TỐ :

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Các số nguyên tố :
2, 3, 5, 7
11, 13, 17, 19,
23, 29,
31, 37
41, 43, 47
53, 59
61, 67
71, 73, 79
83, 89
97
101 …

3. HỢP SỐ :

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
Lưu ý :
Số 0 và 1 không là số nguyên tố và cũng không là Hợp số.