Bài 1+2+3

PHÂN THỨC ĐẠI SỐ : tính chất – rút gọn – quy đồng phân thức đại số.

–o0o–

1. Định nghĩa :

phân thức đại số có dạng  \frac{A}{B} . Trong đó A, B là đa thức đại số và B ≠ 0. Ta gọi :
  • A : tử thức.
  • B : mẫu thức.
Hai phân thức bằng nhau :
\frac{A}{B}=\frac{C}{D}  nếu A.D = C.B

2. Tính chất cơ bản của phân thức :

Tính nhân :
Nếu nhân tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho :
\frac{A}{B}=\frac{A.M}{B.M}  (M là một đa thức khác 0).
Tính chia :
Nếu chia tử và mẫu của một phân thức với cùng một nhân tử chung thì được một phân thức bằng phân thức đã cho :
\frac{A}{B}=\frac{A:N}{B:N}  (N là một nhân tử chung).
Một số qui tắc đổi dấu :
  • \frac{A}{B}=\frac{-A }{-B }
  • \frac{-A}{B}=\frac{A }{-B }=-\frac{A }{B }

3. Rút gọn phân thức :

Phương pháp : dùng tính chất chia :
  • Phân tích tử và mẫu của một phân thức (nếu cần) thành nhân tử. tìm nhân tử chung.
  • Chia tử và mẫu của một phân thức với cùng một nhân tử chung.
Ví dụ minh họa :
Rút gọn phân thức : \frac{x^3-2x^2y+xy^2}{x^2y-xy^2}
Ta có :
x3 – 2x2y + xy2 = x(x2 – 2xy + y2 )=x(x – y)2
x2y – xy2 = xy(x – y)
ta được : \frac{x^3 -2x^2y+xy^2}{x^2y-xy^2}=\frac{x(x-y)^2}{xy(x-y)}=\frac{x-y}{y}

4. Quy đồng mẫu thức :

Phương pháp : dùng tính chất nhân :
  • Phân tích tử và mẫu của một phân thức (nếu cần) thành nhân tử. tìm mẫu thức chung.
  • Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức.
  • nhân tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
Ví dụ minh họa : bài 15a trang 43 :
Quy đồng mẫu thức của phân thức : \frac{5}{2x+6} và \frac{3}{x^2-9}
Ta có :
2x + 6 = 2(x + 3)
x2 – 9 = (x – 3)(x + 3)
MTC : 2(x – 3)(x + 3)
Nhân tử phụ của mẫu 2x + 6 là : [2(x – 3)(x + 3)] : [2(x + 3)] = x – 3
Nhân tử phụ của mẫu x2 – 9 là : [2(x – 3)(x + 3)] : [(x – 3)(x + 3)] = 2
Quy đồng :
\frac{5}{2x+6}=\frac{5(x-3)}{(2x+6)(x-3)}= \frac{5(x-3)}{2(x+3)(x-3)}
\frac{3.2}{(x^2-9).2}=\frac{6}{2(x+3)(x-3)}