Bài 7 – 8

Tính chất ba đường trung trực của tam giác

–o0o–

I . ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA ĐOAN THẲNG
 Định nghĩa :
đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.
Định lí thuận :
Điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Định lí đảo :
Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
II. đường trung trực của tam giác
Định nghĩa :
đường trung trực của cạnh của tam giác là đường trung trực của tam giác.
Trong tam giác có ba đường trung trực.
Định lí :
Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. điểm đó cách đều ba đỉnh của tam giác .
Tính chất :
Trong tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến tương ứng với cạnh này.

==============================

BÀI TẬP SGK :

BÀI 55 TRANG 51 : chứng minh ba điểm B, D,C thẳng hàng.

Giải.

Ta có :
IA = IB (gt)
ID \bot  AB tại I
=> ID là đường trung trực của AB
=> DA = DB
=> tam giác ABD cân tại D
=> 2\widehat{A_1}=180^0-\widehat{ADB}
Cmtt : 2\widehat{A_2}=180^0-\widehat{ADC}
Mà : \widehat{A_1} +\widehat{A_2} =90^0
=> \widehat{ADB} +\widehat{ADC} =180^0
Hay : \widehat{CDB} =180^0
Vậy  : B, D,C thẳng hàng.

BÀI TẬP BỔ SUNG  :

BÀI 1 :

Cho tam giác ABC vuông tại A. đường phân giác BE. Kẻ EH vuông góc với BC. gọi K là giao điểm của AB và HE. Chứng minh rằng :
  1. ΔABE = ΔHBE
  2. BE là đường trung trực của AH.

GIẢI.

1. ΔABE = ΔHBE
Xét ΔABE và ΔHBE, ta có :
\widehat{BAE} =\widehat{BHE} =90^0 (gt)
\widehat{B_1} =\widehat{B_2}( BE là đường phân giác BE).
BE là cạnh chung.
=> ΔABE = ΔHBE
2. BE là đường trung trực của AH :
BA =BH và EA = EH (ΔABE = ΔHBE)
=> BE là đường trung trực của AH .

=============================